Công nghệ in 3D chính là thước đo giá trị, độ hiệu quả và tân tiến của những chiếc máy in 3D. Các công nghệ in 3D hiện nay đang được sử dụng là những công nghệ in nào? Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về 3 loại công nghệ in 3D cơ bản đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1. Công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling)
Công nghệ FDM (hay còn gọi là FFF) là loại phổ biến nhất trong số các công nghệ in 3D hiện nay. Công nghệ in 3D FDM được sử dụng trong các dòng máy in 3D giá rẻ như: Printer Bot, Flashforge,… Năm 1991, công nghệ FDM được chính thức đưa vào các lĩnh vực sản xuất thương mại.

Ưu điểm
FDM là công nghệ in 3D giá rẻ nhưng lại có tốc độ tạo hình 3D khá nhanh. Bên cạnh đó, công nghệ FDM còn có ưu điểm phù hợp với những sản phẩm cần chịu lực và có cấu trúc chi tiết dạng khối.
Nhược điểm
Độ chính xác của công nghệ in FDM không cao. Khả năng chịu lực của sản phẩm tạo bởi công nghệ FDM cũng không đồng nhất.
Cân nhắc
Công nghệ in 3D FDM phù hợp để tạo ra những sản phẩm có khả năng chịu lực và độ cứng cao. Vì vậy, nếu không cần quá chính xác về chi tiết, độ mịn bề mặt thì FDM là lựa chọn phù hợp. Hiện nay tại Việt Nam, công nghệ FDM là công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất và phổ biến nhất.
2.Công nghệ SLA (Stereolithography)
SLA là công nghệ in được phát triển từ những năm 1983. Tuy nhiên, hiện nay SLA vẫn là một trong các công nghệ in 3d tại Việt Nam được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Các hãng giày dép lớn như Nike, Adidas,… đều sử dụng công nghệ in 3D SLA để tạo hình sản phẩm đế giày cho mình.

Ưu điểm
Công nghệ in SLA có khả năng tạo vật in có độ chính xác cao, rõ nét. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ SLA có thể sử dụng được ngay và có bề mặt cực kỳ mịn.
Nhược điểm
Với kỹ thuật sử dụng tia UV để làm cứng, vật liệu in bằng công nghệ SLA có nhược điểm là giá thành khá cao. Hơn nữa, sản phẩm cũng không giữ được độ bền khi tiếp xúc lâu và trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Cân nhắc
Nếu bạn muốn tạo ra các sản phẩm in bằng nhựa, SLA là công nghệ in tốt nhất hiện nay. Lớp in SLA có độ dày đa dạng từ 0.06, 0.08, 0.1,… mm, phù hợp với nhiều nhu cầu in khác nhau.
3.Công nghệ DLP (Digital Light Processing)
Trong các công nghệ in 3D, DLP là công nghệ đặc thù được sử dụng trong lĩnh vực máy chiếu. Ngoài ra, DLP còn sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động cũng như một số loại hình in 3D khác.

Ưu điểm
Nói về ưu điểm, tốc độ in của máy in 3D sử dụng công nghệ DLP cực kỳ cao. Bạn có thể in ra sản phẩm nhiều lớp trong tích tắc bằng công nghệ in 3D DLP với độ phân giải cực kỳ cao.
Nhược điểm
Các máy in sử dụng công nghệ in DLP thường có giá rất đắt. Ngoài ra, loại máy này chỉ phù hợp để in các sản phẩm dạng mô hình với kích thước nhỏ.
Cân nhắc
Nếu bạn muốn sản xuất ra các sản phẩm in 3D sử dụng trong các ngành kỹ thuật với độ chính xác cao, công nghệ DLP là cực kỳ phù hợp.
Người ta thường sử dụng máy in công nghệ DLP trong những lĩnh vực in chuyên nghiệp, cần độ chính xác và độ phân giải cao.
- Các loại công nghệ in 3D khác
Ngoài 3 công nghệ chính trên, còn có các loại công nghệ khác cũng rất đáng để tham khảo như:
Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering)
- Ưu điểm: Có thể in trên nhiều chất liệu, in mô hình lớn có phần yêu cầu đáy rỗng. Ưu điểm đặc biệt hoàn hảo nếu in trên các vật liệu dẻo, độ mịn bề mặt cao.
- Nhược điểm: Chi phí đắt, vật liệu sử dụng nhiều.
- Cân nhắc: Bạn nên chọn công nghệ SLS khi cần in mô hình lớn, có yêu cầu đáy rỗng. Bạn cũng có thể chọn in với những mô hình cần vật liệu dẻo cao.
Công nghệ BJ (Binder Jetting)
- Ưu điểm: Có thể cho ra bảng màu rộng, dài trong các mô hình
- Nhược điểm: Mô hình dễ hỏng do độ dòn cao.
- Cân nhắc: Vì nhược điểm độ dòn của mô hình cao, nên không được khuyên dùng trong các ngành kỹ thuật.
Công nghệ LOM
- Ưu điểm: In được trên các chất liệu có giá thành rẻ như giấy, nhựa…nên mức chi phí thấp, thời gian in nhanh.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao như các phương án khác.
- Cân nhắc: Chỉ nên áp dụng trong các ngành không cần độ chính xác tuyệt đối.
Công nghệ EBM (Electron Beam Melting)
- Ưu điểm: Có thể in trên các vật liệu kim loại với nhiệt độ cao, độ chính xác tối đa.
- Nhược điểm: Qúa trình in chậm, chi phí cao.
- Cân nhắc: Công nghệ này chỉ nên áp dụng ở các ngành sản xuất kỹ thuật cao như hàng không, vũ trụ, các thiết bị y tế.
Trên đây là các công nghệ in 3D cơ bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại công nghệ in 3D sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu in, loại vật phẩm cần in mà chúng ta có thể lựa chọn công nghệ in thích hợp.
Nguồn: https://digitalfutures.me/